Bệnh viêm bàng quang là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị viêm bàng quang?
Viêm bàng quang là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng bàng quang gây đau và khó chịu cho người bệnh. Nhiễm trùng có nguy cơ lan đến thận gây một số biến chứng. Phụ nữ và bé gái có nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quan cao hơn nam giới.
Tìm hiểu bệnh viêm bàng quang
Bệnh viêm bàng quang là gì?
Viêm bàng quang là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Phần lớn các trường hợp là do vi khuẩn gây nên. Viêm bàng quang cũng có thể là một biến chứng của bệnh khác. Nhiễm trùng bàng quang gây đau và khó chịu cho người bệnh. Nhiễm trùng có nguy cơ lan đến thận gây một số biến chứng.
Bệnh viêm bàng quang được phân làm 2 loại: viêm bàng quang cấp tính và viêm bàng quang mạn tính. Hai loại viêm bàng quang trên khá giống nhau, chỉ khác ở mức độ nặng nhẹ. Dạng mạn tính nặng hơn, thường xảy ra ở người có tiền sử mắc bệnh cấp tính và đi kèm theo sỏi, dị tật và các yếu tố khác.
Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang
Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang gây ra bởi Escherichia coli (E. coli ). Vi khuẩn này sống trong ruột, nó vô hại ở ruột nhưng khi vào niệu đạo sẽ có nguy cơ gây bệnh. Vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo và phát triển. Các con đường vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo là:
Khi quan hệ tình dục. Trong quá trình quan hệ tình dục vi khuẩn có thể được đưa vào bàng quang qua niệu đạo
Khi đi vệ sinh. Phụ nữ và các bé gái dễ bị nhiễm trùng đường tiểu do cơ quan sinh dục nữ là nơi tụ họp của vi khuẩn và gây nên viêm bàng quang. Ở nữ giới ngoài niệu đạo có cấu tạo ngắn. Khi đi vệ sinh, nữ giới dễ bị vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn lên âm đạo. Nhất là bạn gái vô ý lau từ sau lên trước. Lỗ tiểu thì gần với âm đạo nên vi sinh vật rất dễ theo đường niệu đạo đi lên.
Ai có nguy cơ bị viêm bàng quang?
Phụ nữ và bé gái có nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quan cao hơn nam giới. Ngoài ra những người có các yếu tố sau dễ có nguy cơ mắc bệnh:
Người có quan hệ tình dục. Việc giao hợp có thể dẫn tới các vi khuẩn dễ dàng được đẩy vào niệu đạo.
Người có sử dụng ống thông bàng quang trong thời gian dài.
Người mắc bệnh tiểu đường, nhiễm HIV và điều trị ung thư. Do người mắc các bệnh này có hệ miễn dịch không bình thường tăng nguy cơ hơn người khác.
Người có sử dụng thuốc ngừa thai. Những phụ nữ sử dụng diaphragms có nguy cơ gia tăng viêm bàng quang. Diaphragms có chứa chất diệt tinh trùng làm tăng thêm nguy cơ.
Người đang mang thai. Thay đổi nội tiết khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang.
Bệnh sỏi trong bàng quang hoặc bệnh về tuyến tiền liệt.
Triệu chứng bệnh viêm bàng quang
Bệnh viêm bàng quang thường có các dấu hiệu sau đây:
Đi tiểu liên tục, tiểu rắt, xuất hiện máu trong nước tiểu, nước tiểu đục hoặc có mùi không bình thường.
Vùng xương chậu khó chịu, áp lực ở bụng. Một số trường hợp có triệu chứng sốt nhẹ.
Xuất hiện đái dầm ở trẻ em
Nếu người bệnh bị những triệu chứng trên kèm theo các triệu chứng như: Đau bên hông, sốt – ớn lạnh, buồn nôn và ói thì bệnh đã chuyển sang nhiễm trùng thận. Hãy đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức.
Cách chữa trị viêm bàng quang
Bệnh sẽ được chẩn đoán bằng các xét nghiệm phân tích nước tiểu, soi bàng quang. Một số trường hợp sẽ chụp X- quang hoặc siêu âm để chẩn đoán các nguyên nhân hoặc các bệnh lý liên quan khác.
Tùy theo mức độ và loại viêm bàng quang mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như: thuốc kháng sinh, nặng hơn sẽ sử dụng các thủ thuật khác như phẫu thuật, xạ trị.
Lưu ý khi dùng kháng sinh, phải tuyệt đối thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hay ngừng thuốc đột ngột khi thấy bệnh thuyên giảm. Vì làm như thế vi khuẩn sẽ nhờn thuốc và rất dễ bị viêm bàng quang mạn tính.
Lưu ý đối với người bị viêm bàng quang
Khi đang chữa bệnh viêm bàng quang, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Uống nhiều nước.
Hạn chế loại thức uống như cafe, đồ uống có ga. Không ăn đồ cay nóng như ớt, tiêu, nước chanh, rượu bia, socola, cà chua vì chúng sẽ làm cho triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn.
Cách phòng ngừa bệnh viêm bàng quang hiệu quả
Để phòng tránh bệnh viêm bàng quang hiệu quả bạn có thể tham khảo các lời khuyên sau:
Uống đủ nước.
Không được nhịn tiểu.
Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn. Khi đi vệ sinh, lau từ trước ra sau khi đi tiểu để ngăn các vi khuẩn lây lan qua đường hậu môn vào âm đạo và niệu đạo.
Rửa sạch vùng da quanh âm đạo và hậu môn bằng nước hoặc dung dịch chuyên dụng. Không sử dụng xà phòng vì có thể gây kích ứng. Tránh sử dụng thuốc xịt khử mùi hoặc các sản phẩm xịt phụ nữ ở vùng sinh dục. Những sản phẩm này có thể kích thích niệu đạo và bàng quang.
Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về căn bệnh viêm bàng quang. Hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Cần lưu ý những người có nguy cơ cao mắc bệnh cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay hôm nay để phòng tránh bệnh hiệu quả.
Bệnh rận mu là một căn bệnh do loài rận mu gây ra. Chúng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu, gây cảm giác ngứa dữ dội. Rận lây lan chủ yếu qua đường quan hệ tình dục bừa bãi và dùng chung quần lót. Khách sạn, nhà nghỉ bẩn cũng có nguy cơ...
Bệnh trùng roi đường sinh dục là bệnh do ký sinh trùng Trichomonas Vaginalis gây nên. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Ở nam giới bị ngứa ở bao quy đầu, tiểu gắt, có khi tiết dịch ở quy đầu. Nữ giới có...
Nấm candida cũng là tác nhân gây bệnh qua đường tình dục thường gặp. Nấm phát triển tốt ở những nơi ẩm nóng như âm đạo. Bệnh Nấm candida có thể lây lan ở cả nam giới và nữ giới. Nếu để lâu không chữa trị, có thể dẫn tới viêm...
Bệnh u mềm lây là một bệnh nhiễm da do virus, đôi khi được gọi là mụn cóc nước. Cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh lây lan qua tiếp xúc da hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bệnh. Hãy cùng Baogioitinh.com tìm...
Một trong những bệnh cũng cực kỳ nguy hiểm gây ra hậu qủa nghiệm trọng có thể dẫn đến tử vọng nếu chúng ta không phát hiện kịp thời. Đó là bệnh lậu. Đây là căn bệnh được lây truyền qua quan hệ tình dục. Để hiểu thêm về bệnh...