Bệnh rận mu và cách phòng trị rận mu lây qua đường tình dục

Bệnh rận mu là một căn bệnh do loài rận mu gây ra. Chúng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu, gây cảm giác ngứa dữ dội. Rận lây lan chủ yếu qua đường quan hệ tình dục bừa bãi và dùng chung quần lót. Khách sạn, nhà nghỉ bẩn cũng có nguy cơ cao lây bệnh.

bệnh rận mu
Con rận mu

Tìm hiểu bệnh rận mu

Bệnh rận mu là gì?

bệnh rận mu
Rận vùng mu

Bệnh rận mu là một căn bệnh do loài rận mu có tên khoa học là Pthirus pubis gây ra. Đây một loài côn trùng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu của con người. Thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký sinh nhưng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Rận mu dài từ 1 đến 3mm và có 6 chân. Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú. Trứng của nó bám chặt vô sợi lông. Người châu Á ít lông, nên nếu bị bệnh rận mu thì rận thường chỉ sống tại vùng mu. Những người lông nhiều thì rận có thể vừa ở mu, vừa ở nách, ngực, lông mày. Khi bị rận mu đến cư trú, có thể ngay sau đó hoặc sau 1-2 tuần là người bệnh sẽ ngứa vùng mu (và các vùng lông có rận bám). Ngứa rất dữ về ban đêm, nhưng càng gãi lại càng ngứa.

Nguyên nhân gây bệnh rận mu

Bệnh lây lan từ người này sang người khác do các nguyên nhân sau:

  • Có quan hệ tình dục với người bị bệnh
  • Do dùng chung quần quần lót, áo lót với người bị bệnh
  • Do dùng chung đồ dùng như chăn, màn, khăn tắm
  • Rận mu có thể lây lan từ drap giường dơ ở các nhà nghỉ, khách sạn.

Triệu chứng của bệnh rận mu

bệnh rận mu
Rận mu ở mi mắt

Các triệu chứng chủ yếu gồm:

  • Ngứa, thường là các khu vực có lông hay tóc. Ngứa có thể trở nên dữ dội hơn trong hai hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh.
  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ kèm ngứa ngáy và khó chịu. Ở một số bệnh nhân xuất hiện những chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu. Các chấm này có thể kéo dài trong nhiều ngày.
  • Có thể quan sát thấy trứng và rận mu bám trên cơ thể bằng mắt thường. Dùng kính lúp sẽ dễ thấy rận hơn.

Cách chữa trị bệnh rận mu

Khi khám, bác sĩ có thể nhìn thấy con rận, hoặc thấy trứng của nó màu trắng xám, hình bầu dục, bám chặt vô cọng lông. Nạn nhân cũng có thể tự khám cho mình, dùng kính lúp giúp dễ nhìn thấy hơn. Vùng da có rận sẽ có dấu gãi, nhiễm trùng.

  • Muốn hết rận mu thì người bệnh và bạn tình đều phải cùng chữa.
  • Cách đơn giản nhất là cạo hết lông mu, siêng tắm rửa sạch. Tuy vậy, nếu rận mu ẩn náu ở chỗ khác như lông nách, lông mày, lông ngực…thì bệnh có nguy cơ tái phát sớm.
  • Mua thuốc chữa rận mu, thực hiện theo hướng dẫn của thuốc. Xịt hay thoa thuốc lên không chỉ lông mu mà cả lông bìu, quanh hậu môn, lông nách, lông ngực, lông chân. Thuốc hiệu quả mà ít độc hại hiện đang được sử dụng là thuốc có chứa chất permethrin, kem Elimite….
  • Không nên sử dụng các loại thuốc trị sâu rầy, xịt muỗi để trị rận mu vì nguy cơ nhiễm độc.
  • Dùng thêm lược chải chí để chải lông mu cho mau sạch trứng rận. Có thể thoa dấm lên lông mu trước khi chải. Dấm giúp trứng dễ tách khỏi sợi lông.

Sau vài ngày, khi đã chắc hết trứng và rận thì bạn ngưng điều trị đợt một. 10 ngày sau lại điều trị đợt hai tương tự thì mới bảo đảm hết bệnh.

Lưu ý khi điều trị rận mu

Một số lưu ý khi điều trị bệnh:

  • Chỉ dùng các loại thuốc thoa lông mày nếu chắc chắn có trứng rận bám trên lông mày. Thuốc này phải là loại đặc biệt do bác sĩ kê toa, để tránh hại mắt.
  • Trong thời gian chữa trị phải tuyệt đối không quan hệ tình dục để tránh lây bệnh cho người khác.
  • Ngoài ra, quần áo, khăn, drap giường phải được giặt trong nước nóng, sấy khô. Nếu có đồ nào không giặt, sấy nóng được thì cho vô bao nylon, dán kín trong 2 tuần để bảo đảm rận và trứng chết hết. Nếu không có máu để sống  thì 2 ngày sau là rận chết, còn trứng thì 2 tuần mới tự hủy.
  • Nên đi khám để sớm phát hiện các nguy cơ bệnh xã hội khác như: lậu, giang mai, HIV,…

Cách phòng ngừa bệnh rận mu

Một số biện pháp giúp phòng bệnh:

  • Để phòng bệnh rận mu thì có khuyến cáo cho rằng không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm,
  • Không mặc quần lót chật nhất là vào mùa nắng nóng.
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi.

Bệnh rận mu dễ lây lan và gây ngứa rất khó chịu. Bệnh do rận mu lây bằng cách chuyển từ người này sang người khác. Vì thế, khi quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su thì cũng không giảm được nguy cơ. Hãy quan hệ tình dục một vợ một chồng là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Baogioitinh.com tổng hợp

Nguồn tham khảo:

 

Từ khóa: rận mu
Share

Bài viết liên quan

Image

Bệnh trùng roi đường sinh dục, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Bệnh trùng roi đường sinh dục là bệnh do ký sinh trùng Trichomonas Vaginalis gây nên. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Ở nam giới bị ngứa ở bao quy đầu, tiểu gắt, có khi tiết dịch ở quy đầu. Nữ giới có...

Image

Bệnh nấm Candida có những biểu hiện gì và cách phòng trị bệnh

Nấm candida cũng là tác nhân gây bệnh qua đường tình dục thường gặp. Nấm phát triển tốt ở những nơi ẩm nóng như âm đạo. Bệnh Nấm candida có thể lây lan ở cả nam giới và nữ giới. Nếu để lâu không chữa trị, có thể dẫn tới viêm...

Image

Tìm hiểu bệnh u mềm lây, cách nhận biết và cách điều trị bệnh u mềm lây

Bệnh u mềm lây là một bệnh nhiễm da do virus, đôi khi được gọi là mụn cóc nước. Cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh lây lan qua tiếp xúc da hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bệnh. Hãy cùng Baogioitinh.com tìm...

Image

Tìm hiểu bệnh lậu: nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và chữa bệnh

Một trong những bệnh cũng cực kỳ nguy hiểm gây ra hậu qủa nghiệm trọng có thể dẫn đến tử vọng nếu chúng ta không phát hiện kịp thời. Đó là bệnh lậu. Đây là căn bệnh được lây truyền qua quan hệ tình dục. Để hiểu thêm về bệnh...

Image

Bệnh hạ cam mềm là gì? Nguyên nhân, cách chữa trị và cách phòng tránh

Bệnh hạ cam mềm là bệnh lý nhiễm trùng lây lan qua đường sinh dục. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là một vết loét đau nơi vi khuẩn xâm nhập và gây viêm hạch bẹn mủ. Mắc bệnh hạ cam mềm là yếu tố nguy cơ cao lây nhiễm HIV.

Subscribe to newsletter