Ung thư tinh hoàn là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh ung thư tinh hoàn là một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh ít ảnh hưởng đến tính mạng nếu can thiệp kịp thời. Trường hợp nặng phải phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn. Cần phải được chẩn đoán và điều trị sớm để hạn chế di căn do ung thư tinh hoàn gây nên.

Tìm hiểu bệnh ung thư tinh hoàn

ung thư tinh hoàn
Mô phỏng tế bào ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh trong đó các tế bào trở thành ác tinh ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Nhưng phổ biến xảy ra một bên tinh hoàn.

Ung thư tinh hoàn có thể phân thành hai loại chính:

  • U tinh: chiếm khoảng 30% các trường hợp ung thư tinh hoàn.
  • Ung thư tinh hoàn không phải u tinh là một nhóm các loại ung thư trong đó có ung thư biểu mô màng đệm, ung thư biểu mô dạng bào thai, u quái và u túi noãn.
  • Ung thư tinh hoàn có thể có cả hai loại u này.

Khoảng 1 trong 263 người đàn ông bị ung thư tinh hoàn. Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi 30-35 tuổi. Trong một số ít trường hợp sẽ xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên và những người trên 50 tuổi. Bệnh ít ảnh hưởng đến tính mạng nếu can thiệp kịp thời. Trường hợp nặng phải phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư tinh hoàn

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mác bệnh ở nam giới:

Tinh hoàn lạc chỗ (tinh hoàn ẩn)

Thông thường, tinh hoàn hạ xuống bìu trước khi trẻ sinh. Nam giới có tinh hoàn không hạ xuống bìu có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cao hơn. Ngay cả khi đã được phẫu thuật để kéo tinh hoàn xuống bìu cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Phát triển tỉnh hoàn không bình thường

Nam giới có tinh hoàn phát triển không bình thường cũng bị tăng nguy cơ ung thư.

Hội chứng Klinefelter

Nam giới có hội chứng Klinefelter có nguy cơ ung thư tinh hoàn cao hơn. Hội chứng Klinefelter là một rối loạn nhiễm sẳc thể giới tính có đặc điểm là nồng độ hoóc-môn nam thấp, vô sinh, vú to và tinh hoàn nhỏ.

Tiền sử bị ung thư tinh hoàn

Nam giới trước đó đã bị ung thư ở một bên tinh hoàn có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn còn lại cao hơn.

Triệu chứng của ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị ít xâm lấn hơn và ít gây ra tác dụng phụ hơn.

Nên đến khám bác sĩ nếu thấy có các triệu chứng dưới đây:

  • Một khối u không đau hoặc sưng tinh hoàn.
  • Tinh hoàn to lên hoặc thay đổi so với bình thường.
  • Cảm giác nặng ở bìu.
  • Đau âm i ở bụng dưới hoặc vùng bẹn.
  • Đột ngột có tràn dịch ở bìu.
  • Đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc ở bìu.

Các triệu chứng này có thể do ung thư hoặc do các tình trạng bệnh lý khác gây ra. Điều quan trọng là phải đến bác sĩ khám để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng đó.

Cách chữa trị ung thư tinh hoàn

Hầu hết các trường hợp ung thư tinh hoàn đều có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật, chiếu xạ và/hoặc hóa chất. Tác dụng phụ tuỳ thuộc vào biện pháp điều trị và có thể khác nhau đối với mỗi bệnh nhân khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư, tuổi và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân và các yếu tố khác. Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:

  • Phẫu thuật cắt tinh hoàn
  • Xạ trị: Chiếu xạ sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và làm co nhỏ khối u
  • Hóa trị

Biến chứng của bệnh ung thư tinh hoàn

Một số thuốc điều trị ung thư ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh dịch. Một số bệnh nhân bị giảm lượng tinh dịch vĩnh viễn, nhưng nhiều bệnh nhân hồi phục được khả năng sinh con. Bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn cần thảo luận với bác sỹ những vấn đề liên quan đến chức năng tình dục và sinh đẻ. Nếu việc điều trị bệnh có thể dẫn đến hậu quả vô sinh, bệnh nhân có thể tìm hiểu về việc lưu gìữ tinh trùng để có thể có con về sau.

Phòng ngừa ung thư tinh hoàn

Bạn có thể tuân thủ các biện pháp sau để phòng tránh bệnh:

  • Tự kiểm tra tinh hoàn để phát hiện sớm ung thư
  • Chế độ ăn uống lành mạnh tránh ung thư tinh hoàn
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá
  • Khám sức khỏe định kỳ

Nếu trong gia đình có người từng điều trị ung thư tinh hoàn, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện điều độ và thường xuyên đi khám sức khỏe tổng thể vì ung thư tinh hoàn có khả năng liên quan yếu tố di truyền.

Ung thư tinh hoàn có thể tái phát. Bệnh nhân ung thư tinh hoàn cần đến khám định kỳ. Việc theo dõi định kỳ giúp tìm nguyên nhân các bất thường về sức khỏe và phát hiện sớm ung thư tái phát để điều trị ngay.

Baogioitinh.com tổng hợp

Từ khóa: bệnh tinh hoàn
Share

Bài viết liên quan

Image

Bệnh rận mu và cách phòng trị rận mu lây qua đường tình dục

Bệnh rận mu là một căn bệnh do loài rận mu gây ra. Chúng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu, gây cảm giác ngứa dữ dội. Rận lây lan chủ yếu qua đường quan hệ tình dục bừa bãi và dùng chung quần lót. Khách sạn, nhà nghỉ bẩn cũng có nguy cơ...

Image

Bệnh trùng roi đường sinh dục, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Bệnh trùng roi đường sinh dục là bệnh do ký sinh trùng Trichomonas Vaginalis gây nên. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Ở nam giới bị ngứa ở bao quy đầu, tiểu gắt, có khi tiết dịch ở quy đầu. Nữ giới có...

Image

Bệnh nấm Candida có những biểu hiện gì và cách phòng trị bệnh

Nấm candida cũng là tác nhân gây bệnh qua đường tình dục thường gặp. Nấm phát triển tốt ở những nơi ẩm nóng như âm đạo. Bệnh Nấm candida có thể lây lan ở cả nam giới và nữ giới. Nếu để lâu không chữa trị, có thể dẫn tới viêm...

Image

Tìm hiểu bệnh u mềm lây, cách nhận biết và cách điều trị bệnh u mềm lây

Bệnh u mềm lây là một bệnh nhiễm da do virus, đôi khi được gọi là mụn cóc nước. Cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh lây lan qua tiếp xúc da hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bệnh. Hãy cùng Baogioitinh.com tìm...

Image

Tìm hiểu bệnh lậu: nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và chữa bệnh

Một trong những bệnh cũng cực kỳ nguy hiểm gây ra hậu qủa nghiệm trọng có thể dẫn đến tử vọng nếu chúng ta không phát hiện kịp thời. Đó là bệnh lậu. Đây là căn bệnh được lây truyền qua quan hệ tình dục. Để hiểu thêm về bệnh...

Subscribe to newsletter