Nguyên nhân gây bệnh ghẻ và những lưu ý để điều trị bệnh ghẻ hiệu quả nhất

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh lây, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên. Bệnh ghẻ lây do nằm chung giường, mặc quần áo chung, lây qua tiếp xúc da khi quan hệ tình dục. Nếu không điều trị bệnh ghẻ dứt điểm, ký sinh trùng tiếp tục sinh sản dưới da, gây ra ngứa và đau rát nhiều hơn.

Tìm hiểu bệnh ghẻ

trị bệnh ghẻ con mạt ghẻ
Con mạt ghẻ

Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến. Bệnh không liên quan đến vấn đề vệ sinh mà do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên. Loài ký sinh trùng này có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ), có nơi còn gọi là con mạt ngứa.

Mạt ngứa có tám chân và chỉ có thể nhìn thấy chúng qua kính hiển vi. Mạt ngứa cái trưởng thành đào vào lớp biểu bì của da để làm nơi cư trú, tìm đồ ăn và đẻ trứng. Bệnh do ghẻ cái gây nên, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp. Mạt ngứa chỉ có thể sống 48-72 giờ sau khi rời da người.

Các thể lâm sàng của bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ gồm các thể lâm sàng sau:

trị bệnh ghẻ
Ghẻ ở kẻ bàn tay
  • Ghẻ giản đơn: chỉ có đường hang và mụn nước, ít có tổn thương thứ phát.
  • Ghẻ nhiễm khuẩn: có tổn thư¬ơng của ghẻ, mụn mủ do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu. Có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp.
  • Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hoá: do chà xát cào gãi lâu ngày
  • Ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp.
  • Ghẻ Na Uy (Norwrgian) – còn gọi là ghẻ vảy. Khác với ghẻ thông thường, tổn thương ghẻ là đám vảy tiết lẫn vảy da dày giống như bệnh vảy nến. Tổn thương cả ở dưới móng, mặt và đầu. Điều đặc biệt là triệu chứng ngứa rất nhẹ nhưng lại rất nhiều cái ghẻ nằm trong đám vảy tiết. Ghẻ vảy rất hiếm gặp chỉ thấy ở những người có miễn dịch kém như: bệnh nhân AIDS, hội chứng đao, người bệnh tâm thần phân liệt.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ lây do nằm chung giường, mặc quần áo chung, lây qua tiếp xúc da khi quan hệ tình dục.

  • Hầu hết sự lây truyền bệnh ghẻ xảy ra mang tính chất gia đình. Nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác trong gia đình sẽ dễ mắc bệnh theo.
  • Có một số nhóm người dễ lây ghẻ cho nhau. Bao gồm trẻ em, bà mẹ có con nhỏ, người lớn trong độ tuổi hoạt động tình dục, người sống trong nhà dưỡng lão, trung tâm trợ sinh và cơ sở chăm sóc mở rộng. Cơ chế tăng nguy cơ lây bệnh ở những đối tượng này là từ sự tiếp xúc da với da.
  •  Với người lớn, bệnh ghẻ thường lây qua hoạt động tình dục.

Lưu ý là mạt ngứa gây ghẻ không thể sống trên động vật. Do đó, động vật không thể lây ghẻ cho người.

Triệu chứng bệnh ghẻ

Thời kỳ ủ bệnh thay đổi từ 2 – 40 ngày, trung bình từ 10-15 ngày. Tổn thương đặc hiệu của bệnh ghẻ là luống ghẻ và mụn nước.

trị bệnh ghẻ
Triệu chứng ghẻ ở lưng
  • Mụn nước trong bệnh ghẻ thường nhỏ mọc rải rác, trong như hạt ngọc (nếu chưa bị bội nhiễm), nhỏ bằng hạt tấm, không bao giờ mọc thành chùm, thường mọc ở vùng da non.
  • Đường hang do cái ghẻ đào ở lớp sừng là 1 đường cong ngoằn ngoèo hình chữ chi, dài 2-3 cm, gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với hằn da, ở đầu đường hang có mụn nước 1-2 mm đường kính. Đây chính là nơi cư trú của cái ghẻ. Đường hầm thường hiếm thấy, nhưng khi thấy  thì có thể chẩn đoán xác định bệnh ghẻ.

Triệu chứng cơ năng

Ngứa nhiều nhất là về đêm, lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang. Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn….và có thể có sốt.

Người bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ lần đầu tiên trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa. Những người bị tái nhiễm thì xuất hiện triệu chứng ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da.

Vị trí tổn thương do ghẻ

  • Lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, mu tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, 2 chân.
  • Đặc biệt nam giới hầu như đều có tổn thương ở quy đầu, thân dương vật.
  • Phụ nữ còn bị ở núm vú.
  • Trẻ em còn bị ở gót chân, lòng bàn chân, ghẻ ít khi có tổn thương ở đầu mặt.
  • Nếu có nhiều vảy, lở loét, có thể là dạng ghẻ vảy hiếm gặp.

Phân biệt ghẻ với các bệnh khác

  • Đôi khi bệnh ghẻ bị nhầm lẫn với vết cắn hay chích của côn trùng hoặc rệp.
  • Chốc lở: cũng là một bệnh giống ghẻ và rất dễ lây nhiễm. Những nốt mẩn đỏ của bệnh này chủ yếu xuất hiện trên mặt, quanh mũi và miệng.
  • Chàm: Ghẻ cũng dễ nhầm lẫn với chàm, là một dạng viêm da mãn tính. Phản ứng dị ứng của cơ thể với bệnh chàm là phát ban đỏ dưới dạng nốt sưng. Người mắc chàm cũng có thể bị ghẻ và khi đó tình trạng còn trầm trọng hơn.
  • Viêm nang lông: cũng dễ gây nhầm lẫn. Thường sẽ dẫn đến nhiễm trùng ở khu vực xung quanh nang lông. Bệnh này tạo ra các nốt đầu trắng nổi lên trên phần gốc màu đỏ, nằm xung quanh hay gần nang lông.
  • Vảy nến: cũng có đặc điểm giống ghẻ. Vảy nến thuộc loại bệnh viêm da mãn tính. Đặc trưng của bệnh là sự phát triển quá mức của tế bào da. Từ đó dẫn đến hình thành vảy dày có màu bạc, và nhiều mảng đỏ ngứa, khô.

Cách chữa trị bệnh ghẻ

Điều trị bệnh ghẻ tương đối dễ dàng. Chỉ cần diệt hết cái ghẻ và phòng tránh không bị tái nhiễm. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng đôi khi cũng cần điều trị đợt hai cách một thời gian sau đó khoảng từ 2 – 7 ngày. Có thể áp dụng các phương pháp Đông y và Tây y để chữa bệnh.

Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để bôi lên tất cả vùng da của cơ thể. Sau đó để thuốc ngấm trong ít nhất 8 giờ. Cần điều trị lần hai nếu bệnh tái phát. Sau khi bôi thuốc thường thì những con ghẻ sẽ bị chết ngay. Tuy nhiên có thể vẫn có cảm giác ngứa vẫn còn trong vài tuần sau.

Lưu ý khi điều trị bệnh ghẻ

  • Phát hiện sớm, điều trị sớm khi chưa có biến chứng
  • Điều trị tất cả những người bị ghẻ sống chung cùng một lúc
  • Điều trị bệnh ghẻ kết hợp với phòng bệnh chống lây lan. Cách ly người bệnh, giặt luộc, là, phơi nắng quần áo, chăn màn, đồ dùng. Không dùng chung quần áo, ngủ chung.

Cách phòng tránh bệnh ghẻ

Để phòng ngừa sự tái xâm nhập và lây truyền sang người khác, hãy thực hiện các bước sau:

  • Làm sạch tất cả quần áo và khăn trải giường. Sử dụng nước nóng, xà bông để giặt tất cả quần áo, khăn và giường dùng trong vòng ba ngày trước khi bắt đầu điều trị. Sấy khô với nhiệt độ cao. Sấy những vật dụng sạch ở nhà mà bạn không thể giặt được.
  • Không quan hệ tình dục khi chưa điều trị bệnh ghẻ dứt điểm.

Baogioitinh.com vừa tổng hợp những thông tin về bệnh ghẻ. Ngoại trừ ghẻ vảy, phần lớn các dạng ghẻ khác không nguy hiểm nhưng mang lại phiền toái, khó chịu. Bạn có thể tự điều trị bệnh ghẻ ở nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng ban không giảm trong 2-3 tuần, thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để điều trị, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Baogioitinh.com tổng hợp

Nguồn tham khảo:

Từ khóa: con ghẻ, ghẻ
Share

Bài viết liên quan

Image

Bệnh rận mu và cách phòng trị rận mu lây qua đường tình dục

Bệnh rận mu là một căn bệnh do loài rận mu gây ra. Chúng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu, gây cảm giác ngứa dữ dội. Rận lây lan chủ yếu qua đường quan hệ tình dục bừa bãi và dùng chung quần lót. Khách sạn, nhà nghỉ bẩn cũng có nguy cơ...

Image

Bệnh trùng roi đường sinh dục, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Bệnh trùng roi đường sinh dục là bệnh do ký sinh trùng Trichomonas Vaginalis gây nên. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Ở nam giới bị ngứa ở bao quy đầu, tiểu gắt, có khi tiết dịch ở quy đầu. Nữ giới có...

Image

Bệnh nấm Candida có những biểu hiện gì và cách phòng trị bệnh

Nấm candida cũng là tác nhân gây bệnh qua đường tình dục thường gặp. Nấm phát triển tốt ở những nơi ẩm nóng như âm đạo. Bệnh Nấm candida có thể lây lan ở cả nam giới và nữ giới. Nếu để lâu không chữa trị, có thể dẫn tới viêm...

Image

Tìm hiểu bệnh u mềm lây, cách nhận biết và cách điều trị bệnh u mềm lây

Bệnh u mềm lây là một bệnh nhiễm da do virus, đôi khi được gọi là mụn cóc nước. Cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh lây lan qua tiếp xúc da hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bệnh. Hãy cùng Baogioitinh.com tìm...

Image

Tìm hiểu bệnh lậu: nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và chữa bệnh

Một trong những bệnh cũng cực kỳ nguy hiểm gây ra hậu qủa nghiệm trọng có thể dẫn đến tử vọng nếu chúng ta không phát hiện kịp thời. Đó là bệnh lậu. Đây là căn bệnh được lây truyền qua quan hệ tình dục. Để hiểu thêm về bệnh...

Subscribe to newsletter