Bệnh chlamydia là gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh
Bệnh chlamydia là một bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục. Nếu không chữa khỏi kịp thời, bệnh có thể gây nên vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung ở nữ giới. Chlamydia gây ra viêm kết mạc hoặc đau mắt hột, đây là một nguyên nhân phổ biến gây mù trên toàn thế giới.
Tìm hiểu bệnh chlamydia
Bệnh chlamydia là gì?
Chlamydia là một bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục (sexually transmitted infection, viết tắt STI) gây nên bởi vi khuẩn. Ở phụ nữ, sự nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở cổ tử cung và các ống dẫn trứng. Ở cả nam lẫn nữ, sự nhiễm khuẩn có thể xảy ra tại trực tràng, cổ, và niệu đạo. Bệnh có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn, nghiêm trọng đến hệ sinh sản của phụ nữ, làm cho phụ nữ khó hoặc không thể mang thai về sau. Chlamydia cũng có thể gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung có thể gây tử vong tiềm ẩn. Chlamydia có thể gây ra viêm kết mạc hoặc đau mắt hột, đây là một nguyên nhân phổ biến gây mù trên toàn thế giới.
Bệnh chlamydia lây lan như thế nào?
Chlamydia truyền từ người này sang người khác qua sự tiếp xúc với các chất dịch của cơ thể có chứa vi khuẩn trong lúc khẩu dâm, làm tình qua hậu môn và âm đạo mà không có sự bảo vệ.
Phụ nữ có thai có thể truyền bệnh sang cho mắt của con họ trong lúc mang thai. Điều này có thể đưa đến việc bị mù nếu em bé không được chữa trị. Nếu một phụ nữ mang thai bị bệnh chlamydia, con của họ có thể bị bệnh viêm phổi.
Nếu bạn đã từng nhiễm chlamydia và được điều trị trước đây, bạn vẫn có thể bị nhiễm lại nếu quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm chlamydia.
Các triệu chứng bệnh chlamydia là gì?
Thường những người bị bệnh chlamydia sẽ không có các triệu chứng. Vì thế họ không biết mình đã bị nhiễm bệnh.
Ở nam các triệu chứng có thể bao gồm:
Dịch thủy tiết ra từ dương vật trong suốt hoặc giống như màng nhầy;
Có cảm giác đau hoặc rát bỏng khi tiểu tiện; hoặc ngứa ngáy hay khó chịu trong niệu đạo.
Ở phụ nữ, các triệu chứng có thể bao gồm:
Có sự thay đổi về số lượng và màu sắc dịch thủy âm đạo;
Có cảm giác đau hoặc bỏng rát khi đang tiểu tiện;
Xuất huyết bất bình thường ở âm đạo hoặc có các đốm máu khi chưa tới kỳ kinh nguyệt;
Đau ở bụng dưới; hoặc đau khi làm tình ở âm đạo.
Ở cả nam lẫn nữ, nhiễm khuẩn chlamydia ở trực tràng có thể gây xuất dịch ở trực tràng, đau trực tràng, phân có màng nhầy, đau đớn khi đại tiện, và bị đỏ ở khu vực hậu môn. Nhiễm khuẩn chlamydia có thể xảy ra ở cuống họng nhưng thường không gây ra các triệu chứng. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 2 đến 3 tuần sau khi bị nhiễm khuẩn. Đôi khi có thể phải mất lâu đến 6 tuần mới có các triệu chứng.
Các biến chứng bệnh chlamydia là gì?
Nếu điều trị kịp thời, bệnh chlamydia không để lại các di chứng đáng ngại. Nếu không điều trị sớm, bệnh chlamydia có thể đưa đến các biến chứng. Vì sự nhiễm trùng lan sang những phần khác của cơ thể.
Ở phụ nữ, các biến chứng có thể bao gồm khó đậu thai, mang thai ngoài dạ con hoặc mang thai trong ống dẫn trứng, hoặc bị bệnh viêm khung chậu (PID).
Ở nam, các biến chứng có thể bao gồm nhiễm trùng dịch hoàn. Bệnh có thể đưa đến tình trạng vô sinh.
Ở cả nam lẫn nữ, nếu không chữa trị, bệnh chlamydia có thể gây chứng viêm khớp phản ứng. Bao gồm các vần đề ở da, ở mắt và khớp xương. Bệnh cũng có liên quan đến sự gia tăng rủi ro bị nhiễm HIV.
Chữa trị bệnh chlamydia như thế nào?
Bệnh chlamydia được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Để có thể điều trị hiệu quả việc nhiễm khuẩn, bạn phải làm theo các chỉ dẫn về cách điều trị một cách cẩn thận và phải uống hết tất cả các thuốc. Những người bạn tình trong thời gian 2 tháng vừa qua cần phải được kiểm tra và điều trị. Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không được quan hệ tình dục cho đến khi khỏi hoàn toàn.
Bạn hoàn toàn có thể tái nhiễm bệnh, vì vậy nên đi xét nghiệm lại sau 3 tháng điều trị. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên làm xét nghiệm theo dõi tiếp theo từ 3 đến 4 tuần sau khi hoàn tất việc điều trị.
Cách phòng bệnh chlamydia
Bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm chlamydia bằng cách:
Duy trì mối quan hệ một vợ một chồng. Cả hai phải được xét nghiệm và có kết quả kiểm tra âm tính với bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su và tấm bảo vệ miệng đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.
Khi đang bị bệnh, không nên mang thai.
Chlamydia là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhưng có thể dễ dàng chữa khỏi. Nếu không được điều trị, bệnh chlamydia có thể làm cho phụ nữ khó có khả năng mang thai và nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi có các triệu chứng hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chữa trị kịp thời.
Bệnh rận mu là một căn bệnh do loài rận mu gây ra. Chúng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu, gây cảm giác ngứa dữ dội. Rận lây lan chủ yếu qua đường quan hệ tình dục bừa bãi và dùng chung quần lót. Khách sạn, nhà nghỉ bẩn cũng có nguy cơ...
Bệnh trùng roi đường sinh dục là bệnh do ký sinh trùng Trichomonas Vaginalis gây nên. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Ở nam giới bị ngứa ở bao quy đầu, tiểu gắt, có khi tiết dịch ở quy đầu. Nữ giới có...
Nấm candida cũng là tác nhân gây bệnh qua đường tình dục thường gặp. Nấm phát triển tốt ở những nơi ẩm nóng như âm đạo. Bệnh Nấm candida có thể lây lan ở cả nam giới và nữ giới. Nếu để lâu không chữa trị, có thể dẫn tới viêm...
Bệnh u mềm lây là một bệnh nhiễm da do virus, đôi khi được gọi là mụn cóc nước. Cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh lây lan qua tiếp xúc da hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bệnh. Hãy cùng Baogioitinh.com tìm...
Một trong những bệnh cũng cực kỳ nguy hiểm gây ra hậu qủa nghiệm trọng có thể dẫn đến tử vọng nếu chúng ta không phát hiện kịp thời. Đó là bệnh lậu. Đây là căn bệnh được lây truyền qua quan hệ tình dục. Để hiểu thêm về bệnh...